Điều trị dứt điểm chứng mất ngủ, đau nửa đầu hiệu quả nhất

Trước đây, chứng mất ngủ, đau nửa đầu thường gặp nhiều ở những người cao tuổi. Nhưng với nhịp sống hiện đại ngày càng nhiều áp lực thì các chứng bệnh này có xu hướng “trẻ hóa” và xuất hiện nhiều ở cả những người trẻ tuổi. Tình trạng mất ngủ kéo dài kèm đau đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, do đó cần có các giải pháp để điều trị dứt điểm và kịp thời. 

1. Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, đau nửa đầu

Mất ngủ là tình trạng bạn khó ngủ dù rất thèm ngủ, giấc ngủ không sâu, dễ giật mình tỉnh giấc, thức dậy quá sớm… Tình trạng này thường kèm theo chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu âm ỉ, hoặc cảm thấy đầu căng thẳng. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi, váng đầu khi thức dậy, người lờ đờ, buồn ngủ vào ban ngày. Nghiêm trọng hơn là mất ngủ làm gia tăng cảm xúc lo lắng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Các nghiên cứu trong y học hiện đại chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, liên quan đến các bệnh lý, chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Các nguyên nhân có kể đến như:

• Thiếu máu lên não: Chứng mất ngủ và đau nửa đầu có liên quan trực tiếp đến hệ mạch máu não, đặc biệt khi lượng máu lưu thông lên não ít, khiến hoạt động của hệ thần kinh bị rối loạn, suy giảm chức năng. 

• Căng thẳng thần kinh: Stress, căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ trong xã hội hiện đại. Căng thẳng quá mức trong thời gian dài sẽ khiến mất cân bằng quá trình hưng phấn và ức chế, đặc biệt gây giảm nội tiết tố melatonin – vốn đóng vai trò điều hòa giấc ngủ, từ đó gây rối nhịp ngủ tự nhiên. Như một vòng luẩn quẩn, khi không ngủ được người bệnh lại càng lo lắng, và các triệu chứng lo âu căng thẳng càng trầm trọng hơn. Quá trình này sẽ tạo thành vòng luẩn quẩn khiến tình trạng mất ngủ kéo dài và trầm trọng hơn. 

Mất ngủ, đau đầu được coi là “kẻ thù số 1” của sức khỏe.

• Các bệnh lý: Các bệnh như viêm khớp, hen suyễn, Parkinson… thường gây ra các cơn đau và khó chịu khiến người người bệnh không có trạng thái thư giãn và thoải mái để có thể đi vào giấc ngủ. Thêm vào đó, thuốc điều trị các bệnh này có thể mang đến những các dụng phụ gây rối loạn giấc ngủ.

• Thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống mất cân đối gây ra tình trạng thiếu hụt các vi chất quan trọng cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, điều hòa giấc ngủ như: Mg, Vitamin nhóm B, Na, K… cũng gây ra tình trạng đau đầu mất ngủ.

• Thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh: Lạm dụng cà phê, trà… là những thức uống có chứa caffeine có thể khiến bạn rơi vào tình trạng tỉnh táo quá mức và khó đi vào giấc ngủ. Những thói quen thiếu khao học như ăn tối quá no, ăn đồ khó tiêu trước giờ đi ngủ, dùng điện thoại khi lên giường… đều là nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.

2. Mất ngủ, đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm 

Ngoài những hệ lụy bạn có thể thấy ngay bằng mắt thường khi mất ngủ như: da tái sạm, mắt thâm quầng, người mệt mỏi, khó tập trung hơn, giảm khả năng ghi nhớ, dễ nóng nảy, bứt rứt… về lâu dài còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm.

•  Mất ngủ do căng thẳng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng suy nhược thần kinh. Khi không ngủ được người bệnh dễ sinh lo âu, suy nghĩ nhiều khiến chứng lo âu trầm trọng hơn và thành vòng luẩn quẩn. Nếu không được điều trị kịp thời và không có biện pháp khắc phục có thể dẫn đến các bệnh lý về tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm…

Mất ngủ kinh niên là con đường ngắn nhất dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ, ung thư…

•  Mất ngủ, đau nửa đầu được cảnh báo là triệu chứng sớm của bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra các triệu chứng kèm theo có thể kể đến như nôn nao, đầu đau âm ỉ, choáng váng, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, người mệt mỏi và hay cáu gắt vô cớ. Những biểu hiện này ban đầu có thể xuất hiện thoáng qua nhưng càng về sau càng hay tái phát với tần suất dày đặc khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nghiêm trọng.

Mất ngủ ngoài ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh còn gây ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng như gan, phổi, ruột… nhất là quá trình thải độc của các cơ quan này. Thiếu ngủ sẽ khiến quá trình đào thải độc tố bị gián đoạn và kém hiệu quả, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, suy giảm hệ miễn dịch, các bệnh viêm nhiễm, tăng nguy cơ đột qụy, bệnh tim mạch.

3. Làm cách nào để khắc phục chứng mất ngủ đau đầu?

Nếu tình trạng mất ngủ đau đầu của bạn chưa nghiêm trọng hoặc diễn ra không thường xuyên bạn có thể cải thiện bằng cách thực hành các thói quen giúp ngủ ngon như:

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định
  • Tắt điện thoại, iPad ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ
  • Không dùng đồ uống có caffeine như trà, cà phê, hút thuốc vào buổi tối
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, nhưng không nên tập vào sát giờ đi ngủ
  • Không ăn đồ khó tiêu và không ăn quá no vào bữa tối
  • Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh để bạn dễ vào giấc ngủ
  • Có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ, nằm hít thờ sâu để cảm thấy buồn ngủ

Nếu chứng mất ngủ, đau nửa đầu kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động thường ngày của bạn và các biện pháp trên không có nhiều tác dụng, bạn cần đến thăm khám bác sỹ để có biện pháp dùng thuốc để cải thiện tình trạng. Bạn nên tránh tự ý sử dụng thuốc ngủ khi không có sự chỉ định của bác sỹ vì có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn và dễ bị phụ thuộc thuốc.

Tin tức liên quan

Tin tức & sự kiện