Bụi mịn xuất hiện khi không khí kém chất lượng – Nguyên nhân gây ung thư phổi

Hà Nội trong những ngày qua đã ghi nhận các chỉ số cho thấy, chất lượng không khí tại nhiều thời điểm trong ngày ở mức kém, hình thành nên bụi mịn. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm mạnh nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp. Đây cũng là nguyên căn gây ra ung thư phổi cho người dân.

Những ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội đều cho những kết quả trong ngưỡng kém và xấu ở cả “10/10” điểm quan trắc. Chỉ số bụi mịn PM2.5 ngày 24.9 tại Hà Nội là 97,2 µg/m3, cao gấp 4 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 11 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bầu không khí chìm trong Bụi mịn (thủ phạm âm thầm gây nên Ung thư phổi)

Loại bụi có đường kính 10 μm gọi là PM10 là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM2.5. Ở các đô thị lớn như TP.HCM, các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, ôtô). Khi nồng độ bụi mịn ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này tương tự thời điểm độ ẩm cao hoặc sương mù.

Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết: Bụi PM2,5 được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Vì có kích thước rất nhỏ nên bụi PM2,5 rất nguy hiểm, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu.

Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2,5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày là lớn và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.

“Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Ví dụ phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi”- Tiến sĩ Hạnh nói.

Bên cạnh đó, TS Vũ Xuân Đán, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng cho biết với tình hình này, mức độ ô nhiễm ở trong nhà và ngoài trời là giống nhau. Nguyên nhân là chất khí và bụi mịn có khả năng phân tán rất cao nên chúng dễ dàng xâm nhập vào bên trong nhà. Đặc biệt, cấu trúc nhà ở thành phố lớn như HN, HCM thuộc khu vực nhiệt đới nên thường được thiết kế thông thoáng. Các chất ô nhiễm không khí từ môi trường xung quanh có thể xâm nhập vào bên trong nhà rất dễ dàng.

Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, người già và những người mắc bệnh về hô hấp. Nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang có chức năng lọc khí để tránh khói, bụi. Khi đi ra ngoài về, nên rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý, sử dụng thức uống thanh lọc từ bên trong….

Đeo khẩu trang đúng cách, đúng tiêu chuẩn khi ra ngoài, che chắn cẩn thận để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm xâm nhập cơ thể.

Tin tức liên quan

Tin tức & sự kiện