Stress có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Stress là trạng thái thần kinh bị căng thẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như: áp lực công việc, áp lực gia đình, áp lực học tập,… Khi bị stress có thể giúp ta tập trung làm việc, chất lượng công việc đạt được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu stress quá nặng khiến cho người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn gây hại cho bản thân. Vậy stress có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị stress là gì? Bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Stress có nguy hiểm không 

1  Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Tại đường ruột có rất nhiều tế bào thần kinh, và có khả năng sản xuất ra các hormon thần kinh hay còn gọi là thần kinh ruột. Thần kinh ruột liên kết chặt chẽ với thần kinh trung ương. Nếu Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị và tác động lên hoạt động của dạ dày, dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày,… Ngoài ra, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột dẫn tới một số bệnh như viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, đau bụng, ỉa chảy, táo bón, khó tiêu,…

2 Teo não, suy giảm trí nhớ

Khi stress các tế bào não bộ bị thiếu oxy và hoạt động sẽ kém hiệu quả. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, stress kéo dài chất xám có nguy cơ bị giảm, não sẽ teo lại dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơn trong học tập, công việc, khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn. Ngoài ra, stress kéo dài gây tổn thương các hoạt động của não bộ, người bệnh sẽ có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh,…

3 Nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Stress gây ra những rối loạn về nhịp thở, nhịp tim tăng lên, đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và dẫn tới những bất thường trong hoạt động tim mạch. Khi stress kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ví dụ như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

 4 Nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ, đặc biệt trong trường hợp đã có sẵn bệnh tâm lý trong người. Theo một vài nghiên cứu cho thấy, những người bị căng thẳng stress kéo dài có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài không xử lý kịp thời thì đột quỵ là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây Stress

1 Yếu tố bên trong cơ thể

  • Sức khỏe: Người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,…
  • Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên mất ngủ và sử dụng chất kích thích,…

2 Yếu tố từ bên ngoài

  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn
  • Môi trường: ô nhiễm, khói bụi, tắc nghẽn
  • Về gia đình: bất hòa với bố mẹ, bạn bè, người thân
  • Về xã hội: Áp lực công việc, xung đột với đồng nghiệp, áp lực học hành, áp lực tài chính,…

Cách điều trị khi Stress

Mỗi người sẽ có những thứ khiến mình trở nên stress khác nhau, nên hướng điều trị cũng khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình của từng người có thể đưa ra lời khuyên thay đổi môi trường sống, hay tập trung theo dõi sức khỏe của bản thân, hoặc đưa ra một số những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như:

  • Rèn luyện sức khỏe: Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,…
  • Ăn uống khoa học: Ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,…
  • Kiểm soát cảm xúc: Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,…
  • Thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh

Stress nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,… Những phương pháp để phòng ngừa stress hiệu quả:

  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc để phòng ngừa stress vừa tốt cho sức khỏe
  • Làm việc, học tập kết hợp với nghỉ ngơi
  • Luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe
  • Thư giãn: nghe nhạc, đi du lịch, xem phim…
  • Không sử dụng các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,…
  • Duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, loại bỏ các mối quan hệ tiêu cực.

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng tinh thần, khi cơ thể đang phản ứng để ép buộc thích nghi với sự thay đổi môi trường. Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá độ và thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp có thể dẫn tới một số biến chứng như bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,… Do đó, khi có biểu hiện bất ổn thì chúng ta nên nghỉ ngơi, thư giãn. Ngoài ra, bạn có thể gặp các chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời bạn nhé!

Hãy đến với Reviv Việt Nam, chúng tôi có những bác sĩ hàng đầu thiết kế những gói dứt điểm stress, giải tỏa căng thẳng triệt để sẽ thay đổi cuộc sống của chính bạn và người thân. 

REVIV – HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE LỚN NHẤT TOÀN CẦU

Liên hệ với trung tâm Reviv Việt Nam: 

Website: https://reviv.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/REVIV.vietnam

Hotline 24/24: 1800 58 58 22

Tin tức liên quan

Tin tức & sự kiện