Điều trị mất ngủ ở người cao tuổi – Cuộc chiến không dừng lại
Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Chế độ ăn uống, lối sống góp phần tích cực và quan trọng trong việc điều trị dứt điểm tình trạng này
Mất ngủ ở người cao tuổi?
Bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn, hoặc khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ cũng như cảm giác thiếu ngủ luôn thường trực. Thông thường, những người trên 65 tuổi hay mắc chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Trẻ em khi mới sinh ra thường ngủ 12 tiếng/ngày, còn với người trưởng thành mỗi ngày cần 8-9 tiếng để ngủ. Người cao tuổi cũng cần ngủ 7-8 tiếng/ngày và khi người cao tuổi chỉ ngủ được khoảng 5-6 tiếng/ngày thì có thể gọi là bị mất ngủ.
Nguyên nhân từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi và hầu hết những nguyên nhân này có thể điều trị được. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là:
- Mất ngủ do cơ thể bị lão hóa
- Mất ngủ do bệnh tật
- Khó ngủ do môi trường sống
- Mất ngủ do chế độ ăn uống
Điều trị hiệu quả ra sao?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng không nên sử dụng thuốc để điều trị chứng mất ngủ ở người già vì ở người già tác dụng của thuốc không đạt được như mong muốn và đôi khi nó còn để lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh mất ngủ ở người cao tuổi là điều chỉnh chế độ ăn uống ngủ nghỉ và chế độ tập thể dục, dưỡng sinh hay ngồi thiền, sử dụng biện pháp an toàn, không kèm phản ứng phụ do bác sỹ kê đơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp người già bị mất ngủ kéo dài và các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả thì cần đưa bệnh nhân đi khám và điều trị bệnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.